Thứ Tư, 2 tháng 5, 2012

Bài 1, “Chàng ết” cai nghiện thành… “ông chủ”!

Tôi hỏi “chàng ết” ở Nghệ An rằng có sợ mọi người biết mình bị HIV hay không? Kiên chống tay lên cằm nở nụ cười hiền hậu như thay cho câu trả lời. Nghiện, dính “H” rồi đi cai và thành lập “bang Sông Lam Xanh” của anh cứ như chỉ có trong câu chuyện cổ mà bà tôi thường kể.

Nụ cười chàng ết


Lên rừng… “tu thuốc”!

“Nhiều lần đến nhà bạn bè lỡ thèm thuốc, cả nhóm lại kéo đến góc phòng. Tụm ba tụm bốn bật lửa hít hê rô in. Trong khi bố mẹ ngồi uống nước ở bên cạnh có biết đâu. Cứ tưởng là đám học sinh chơi đùa thôi”, Kiên chua xót hay trách móc cho một thời mu muội.

Phan Văn Kiên (36 tuổi) hẹn tôi đến địa chỉ 15 Nguyễn Viết Xuân (Thành phố Vinh, tỉnh Nghệ An) vào chiều muộn. Gác lại sự ngổn ngang của công việc, Kiên tâm sự cùng tôi. Lúc ấy, nắng ngoài sân vẫn còn le lói ẩn hiện nơi khuôn mặt sáng, đầy tự tin của anh!

Tụm ba tụm bốn hút hê rô in!

Đầu những năm 90 của thế kỷ trước, ma túy là cái gì đó “xa xỉ” luồn lách vào thành phố Vinh. Kiên bấy giờ đang là học sinh lớp 11 trên địa bàn. Xen kẻ những buổi cắp sách đến trường là những lúc anh tụ tập bạn bè đùa nghịch.

Về nhà ngoan hiền như con cún con trước mắt bố mẹ, anh chị. Đến trường, ra đường, ở bên bạn, Kiên đầu têu những trò chơi quái đản. Và trong những lần đó, đám bạn của Kiên đã bập vào nàng tiên nâu lúc nào không hay.

Để xứng là anh hào, Kiên cũng đã hút, hít thử hê rô in. Chàng trai trẻ mới 16-17 tuổi đê mê trong cơn hoan lạc từ làn khói thuốc. Lần một chưa thấy gì, lần 2 đã cảm nhận sự say đắm. Và chẳng biết tự lúc nào, Kiên đã lệ thuộc vào thuốc.
 Phan văn Kiên giờ là chủ nhiệm Hợp tác xã Sông Lam Xanh. Nhóm hoạt động với mục đích kêu gọi quyền và lợi ích hợp pháp cho người có H và bị ảnh hưởng bởi HIV; tăng cường sự tham gia hoạt động của người có H trong hoạt động xã hội có liên quan đến HIV/AIDS, nhận sự giúp đỡ của các tổ chức, cá nhân dành cho người nhiễm H và người bị ảnh hưởng theo nguyên tắc tự nguyện, tự quản, tự trang trải kinh phí…
“Bấy giờ một tép (hê rô in) chỉ có vài chục ngàn đồng thôi. Và dễ mua lắm. ở nhà bố mẹ cho tiền ăn sáng thì tích cóp lại mua thuốc. Mà lúc đó có ai biết hê rô in là cái gì đâu”, “chàng ết Kiên” nhớ lại.

Rồi chẳng mấy chốc, Kiên cùng đám bạn trượt dài theo tệ nạn mà người thân chẳng hay. Những buổi học với những cơn ngáp ngáp và buồn ngũ như căn bệnh kinh niên theo Kiên mỗi ngày đến trường. Hàng dễ mua, bố mẹ chẳng hay, bạn bè đồng cảnh lôi kéo đã biến Kiên trở thành một chàng trai khác.

Ngồi bên tôi, Kiên nhỏ thó trong chiếc áo màu xanh biếc. Một câu, từng chữ nhớ về quá khứ khiến đôi mắt của Kiên trũng sâu, buồn xa xăm!

 “Nhiều lần đến nhà bạn bè lỡ thèm thuốc, cả nhóm lại kéo đến góc phòng. Tụm ba tụm bốn bật lửa hít hê rô in. Trong khi bố mẹ ngồi uống nước ở bên cạnh có biết đâu. Cứ tưởng là đám học sinh chơi đùa thôi”, Kiên chua xót hay trách móc cho một thời mu muội.

Lên rừng “tu thuốc”!

Rồi sau những “lần đùa” ở nhà bạn bè như thế, Kiên đã thực sự nghiện. Trường học nơi dùi mài kinh sử đã biết bạn bè cùng Kiên hư hỏng. Từ những buổi lơ tơ mơ trên lớp và sau đó là lúc vắng học để đi tìm thuốc, cơn phê của Kiên ngày một dày lên cùng với đó là cấp độ thuốc cũng được nâng lên.

Trước thì chịu khó găm tiền ăn, tiêu vặt là đủ thuốc, nay Kiên lại tìm mọi cách để có tiền nhiều hơn. Và những mánh khóe lừa lọc cứ tiếp diễn theo Kiên.

Rồi chuyện nghiện của Kiên bị bãi lộ. Nhà trường biết, bạn đồng môn hay, bố mẹ sốc, Kiên đã phải nghỉ học giữa chừng. Sau đó, anh bị nhốt ở nhà để cai nghiện. Tưởng rằng với tình yêu thương của người thân, anh chị, chàng trai này sẽ đoạn tuyệt được với thuốc.

“Lúc cắt cơn cứ nghĩ mình sẽ quyết tâm cai. Nhưng những khi lên cơn không chịu nỗi lại thèm thuốc”, Kiên chia sẻ. Và những lần như thế, chàng trai trẻ lại đột vòm ra khỏi nhà để đi tìm bạn bè kiếm thuốc.

Cứ theo Kiên thì bấy giờ môi trường xung quanh mình rất dễ tìm thuốc. Phường Hà Huy Tập nơi Kiên ở gần với những phường náo nhiệt về tệ nạn lúc bấy giờ như Lê Lợi-nơi có ga Vinh, bến xe Vinh; Đông Vĩnh, Trường Thi… nên hễ bước chân ra khỏi nhà là có thuốc. Miễn là có tiền trong tay.

Giờ ngồi đây, Kiên chẳng thể nhớ biết bao lần mẹ đã đổ lệ, bố đã vung roi, anh chị đã nói những lời ngon ngọt giúp anh cai nghiện nhưng mọi chuyện đều bất thành. Rồi một ngày nọ, mọi người quyết tâm đưa Kiên lên núi để cắt cơn.

Sáng đẹp trời của gần 10 năm trước, người thân đưa Kiên lên nhà một người quen ở miền Tây xứ Nghệ. Hi vọng xa đám bạn hư hỏng con mình sẽ xóa đi được tệ nạn chỉ được thời gian ngắn của bố mẹ đã bị Kiên phá bỏ. Lên rừng nhưng Kiên vẫn lén đem theo thuốc. Và những lúc hết hàng, Kiên lại mò về thành phố Vinh để hít.

Càng cai càng nghiện nặng. Từ chỗ chỉ là hút, hít đến khi chẳng thể đủ đô, Kiên đã bắt đầu chích.

“Nghiện quá không chịu được. Cứ có thuốc là chích thôi. Kim tiêm thì bạ đâu dùng đấy. Lúc ấy có nghĩ là bị gì đâu, cứ chích đại để cắt cơn cái đã”, và sau những lần xăn ống áo tự mình chích thuốc sành điệu như một cán bộ y tá bắt ven cho bệnh nhân để rồi sướng ngây ấy, Kiên có ngờ đâu tai họa đã ập xuống.

“Kiên ết” đi… cai nghiện!

Sinh năm 1976, trong câu chuyện Kiên “tự hào” là thế hệ đầu đến với hê rô in. Nói về lứa bạn cùng trang lứa, khóe mắt anh cay cay: “Cùng tuổi với tôi giờ rất ít bạn còn sống. Hầu như lứa chúng tôi bị nghiện đều đã qua đời vì bệnh”.

Kiên bảo: Bố mẹ đưa lên rừng cai nghiện nhưng chẳng được lại về nhà. Rồi Kiên vẫn cứ tuột dốc theo cơn phê nếu như không có ngày, anh phát hiện ra mình dính “H”.

Trong một lần, phường đưa các đối tượng có số có má nghiện đi kiểm tra sức khỏe. Và anh đã bất ngờ phát hiện mình bị dính ết. Dù đã xác định được mọi sự sẽ đến nhưng Kiên vẫn như thân chuối đổ quỵ trong cơn bão lớn.

“Khi đã hút, chích, tôi đã lường trước mọi chuyện. Những không ngờ tai họa lại đến sớm thế”, chàng trai trẻ mới trên dưới tuổi đôi mươi mông lung nghĩ suy khi đón nhận thần chết.

Trở về nhà phải rất lâu sau đó, gia đình mới hay là Kiên có “H”. Mọi người sốc lắm nhưng nhanh chóng vững tâm để giúp Kiên đứng vững. “Mình nghĩ phải cắt cơn thôi. Dẫu có chết cũng phải để cho người thân an lòng nên mình đã quyết tâm đi cai nghiện”, Kiên nhớ lại.

Đêm mông lung, ánh trăng hất qua khe cửa sổ, Kiên gác tay lên trán nghĩ suy. Sáng bảnh mắt, Kiên mạnh dạn nói với bố mẹ con sẽ đi cai nghiện. Có cái gì đó nghi ngờ khi bỗng nhiên “chàng ết” đi cai nghiện. Nhưng rồi, ngày sau đó, Phan Văn Kiên đi cai ở Trung tâm giáo dục lao động và xã hội 3 (đóng ở huyện Nghi Lộc, tỉnh Nghệ An).

Ngày ở trại, Kiên chăm chỉ cắt cơn làm việc. Ở nhà mình, tiếng hàng xóm vẫn xì xào nhỏ to: “Lúc nghiện đã không cai được. Đến khi dính ết, sắp chết còn cai. Rồi cũng về thôi”!

Và chẳng ai nghĩ, “Kiên ết có thể làm Người được”!
Trọng Đức

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét