Thứ Năm, 11 tháng 8, 2011

Ly hôn... giả cầy!

Đường làng lát bê tông láng mịn. Nhiều ngôi biệt thự có dáng vẻ cổ kính, to đùng. Nhưng trụ sở UBND xã thì ngược lại: "Cũng phình phường thôi". Đó là dáng vẻ của "xã tỷ phú" Cương Gián của huyện Nghi Xuân (tỉnh Hà Tĩnh) được dư luận biết đến như một con tàu về XKLĐ. Nhưng đó là con tàu buồn. Câu chuyện "ly hôn giả" mà người dân nơi đây gọi đùa là "ly hôn giả cầy" khiến cho vùng quê ven biển nổi những đợt sóng ngầm…  
Đường vào xã ly hôn giả cầy khắp nơi vẫn còn dấu ấn ngổn ngang cây đổ, cột điện gãy khi cơn bão số 3 quét qua. Xe chúng tôi dừng trước cổng trụ sở UBND xã. Người cán bộ nữ ngừng tay bên đống cây gãy cành ân cần: "Các chú hỏi ai chứ lãnh đạo xã đi cơ sở cả. Đang khắc phục bão mà...". Phòng Trưởng Công an xã Cương Gián mở cửa.

Ly hôn nhưng vẫn… đầu gối tay ấp

Ông Nguyễn Quang Trung, Trưởng Công an xã Cương Gián không giấu được cảm giác tự hào về sự đổi thay thực sự của xã vùng biển nơi mình đang sống. Nhưng dường như lời nói, cử chỉ của ông vẫn có cái gì đó không thanh thoát. Khác với cái sự tự hào, tự tin và đúng hơn là sự hãnh diện của một "người đầy tớ" khi thấy người dân của mình khấm khá. Qua trí nhớ của ông, làng chài Cương Gián của hơn 15 năm về trước xơ xác.  
Một góc làng xuất khẩu Cương Gián
 "Khó tả lắm. Nói chung là thay đổi một trời một vực. Trước một thì nay phải hơn mười cơ. Chỉ cần nói đến chuyện ăn no thôi, lúc bấy giờ cũng khó, nói chi đến chuyện ngon...", ông Trung nói. Rồi dần dần trong câu chuyện, sự "nguyên thủy" của làng biển Cương Gián hiện ra chân thực: Việc học hành của các cháu thì lèo tèo. Nhà cửa thì xộc xệch. Sau mỗi mùa mưa bão, cả xã lại chạy loạn đi trú ngụ. Sau bão là tiếng khóc não nề trước sự đổ vỡ. Nhiều nhà tay trắng. Khăn tang chít trắng dọc biển.

Giờ đây, Cương Gián  đã "hóa" thành một "vương quốc" mà chính "trào lưu" xuất khẩu lao động (XKLĐ) cộng với sự năng động và "dũng cảm" của lớp lớp lãnh đạo các ngành làm nên. "Hiện người đi XKLĐ nhiều. Làm ăn ngày càng khó nên...", ông Trung dừng trong tiếng thở dài.

Có dạo ngồi ở quán cà phê ở thành phố Hà Tĩnh, nhiều người đã nhỏ to: Cương Gián bây giờ có trào lưu ly hôn giả để lấy chồng nước ngoài cho dễ làm ăn. Ai cũng bảo làm gì có, chắc lại là câu chuyện thêu dệt thôi.

Ông Trung đã xác nhận: "Cũng có đấy. Một số cặp vợ chồng họ tự bàn với nhau để ly hôn. Sau đó cầm cái giấy này sang nước ngoài có quyền kết hôn. Nhiều người đã được định cư ở nước bạn. Sau đó kéo anh em mình tiếp tục đi XKLĐ...".
f
XKLĐ về, cổng làng…  cổ kính.
Câu chuyện trở nên khá thú vị và hài hước: Trên danh nghĩa thì vẫn là vợ chồng. Nhưng giấy tờ, pháp luật thì họ đã ly hôn. Đi XKLĐ vẫn đều đặn gửi tiền về cho người "nguyên" là vợ hoặc chồng! Đã ly hôn nhưng khi "về nước" vẫn sống chung một nhà, vẫn "đầu gối tay ấp" đêm đêm...
f
Những ngôi nhà đồ sộ ngày càng nhiều ở "xã tỷ phú".
Thật thật, giả giả!

Để chứng minh cho điều mình nói, ông Trung liệt kê ra nhiều cái tên. Nào là vợ chồng anh H., chị B., anh L. chị Kh... xóm sát biển; anh T. ở gần trụ sở UBND xã Cương Gián. Nhưng rồi ông lại hạ giọng: "Người làng người xã cả. Họ chấp nhận mà. Trước khi ly hôn giả họ đã bàn bạc gia đình các bên. Họp nhau lại thống nhất rồi mới "xử". Dân làng cũng biết. Ai ai cũng biết nhưng vì làm ăn mà...". Cứ như ông Trung nói thì câu chuyện trên xuất hiện ở Cương Gián như một lẽ thường!

Tuy nhiên, từ chỗ ly hôn giả, nhiều gia đình cũng đã tan nát thực sự. Điển hình như câu chuyện của gia đình anh Nguyễn Văn Trung (SN 1967) ở thôn Đông Tây. Cách đây  chừng 7 năm, hai vợ chồng anh  quyết tâm chạy vạy vay nợ lãi để cho chị Thủy (vợ anh Trung) đi XKLĐ ở Hàn Quốc.

Mô tả ảnh.
                           Ly hôn... "giả cầy"

Nhưng rồi đùng một cái, hai vợ chồng tuyên bố với gia đình hai bên là "chúng con ly hôn giả" để Thủy được rảnh rang lấy chồng ngoại. Làm được như vậy thì vợ anh Trung sẽ có điều kiện kiếm tiền tốt hơn. Hai bên đồng ý, vậy là ly hôn giả! Cầm "bùa hộ mệnh", chị Thủy tung tăng bên "ngoài nước". Anh chồng ở nhà chăm sóc, trông nom nuôi dạy đứa con thơ. Tưởng hạnh phúc sẽ đến. Tiền sẽ dồi dào trước sự hi sinh lớn. Ai ngờ...

"Rồi chị Thủy tuyên bố là ly hôn thật. Thủy lấy chồng nước ngoài...", ông Nguyễn Quang Trung kể. Sau khi chị Thủy lấy chồng nước ngoài, anh Trung ở nhà cũng lấy vợ mới và hiện cũng đã đi XKLĐ ở Hàn Quốc. Hai đứa con của vợ mới và một của vợ cũ ở lại quê nhà.
Ngày vợ mới anh Trung đi XKLĐ đã có lúc người làng nhỏ to: Có ly hôn giả nữa không nhỉ?

… Và kiểu… "giả cầy"!

"Mới rồi Thủy - vợ cũ của anh Nguyễn Văn Trung - về bảo lãnh cho người thân sang Hàn Quốc chơi đó...", trưởng công an xã Cương Gián nói. Nhưng đó là cái sự trớ trêu của chuyện "thuận tình" ly hôn giả mà thành thật.
Ở Cương Gián, chúng tôi còn được biết thêm nhiều chuyện khôi hài. Nhiều người đã có vợ, chồng hẳn hoi, nghĩa là họ đã kết hôn theo đúng pháp luật. Vậy mà vẫn có tờ giấy xác nhận "chưa kết hôn" để xuất ngoại!
"Cái này cũng là để tạo điều kiện cho con em làm ăn dễ dàng hơn thôi. Chứ chúng tôi không có động cơ gì cả. Người làng người xóm cả mà...", ông Chu Ngọc Quế, cán bộ Tư pháp xã Cương Gián xác nhận.
v
Ông Quế xác nhận chuyện "ly hôn giả cầy".
Theo thông tin riêng của KH&ĐS, trong khoảng thời gian công tác từ năm 2008 đến nay thì số giấy xác nhận mà ông Quế trực tiếp ký cho cái chuyện ly hôn "giả" không phải nhỏ.
Trường hợp gần nhất là hai cô con gái của ông Hoàng Công Tuần, Phó Chủ tịch UBND xã Cương Gián. Năm 2008, hai cô con gái của ông Tuần đã kết hôn. Tuy nhiên, ông Quế vẫn xác nhận cho hai bà này còn "con gái". "Đúng là có chuyện đó. Nhưng cũng vì nể thôi...", ông Quế trả lời.

Ra khỏi trụ sở xã Cương Gián, sự đổ vỡ sau cơn bão vẫn hiện rõ. Càng hiểu vì sao ông trưởng công an xã này lại lấn cấn khi nhiều người dân nơi đây nhà cao cửa rộng! Lại thấy "xã tỷ phú" cuồn cuộn sóng ngầm dâng như những ngày nào...!? 
"Cán bộ nghèo hơn dân"!
Qua điện thoại, ông Hoàng Đình Hùng, Chủ tịch UBND xã Cương Gián cho biết như  thế. Theo ông Hùng, xã có 2.943 hộ, với 13.413 khẩu nhưng chỉ có gần 2.000 lao động đi XKLĐ. Mặc dù là xã có số người đi XKLĐ đông nhưng Cương Gián vẫn là một trong những xã nghèo của tỉnh Hà Tĩnh với hơn 17% hộ nghèo. "Xã dân đông nên số hộ giàu không đều. Thậm chí cán bộ xã còn nghèo hơn cả nhiều hộ dân. Còn chuyện ly hôn giả hay chứng nhận chưa ly hôn giả là có. Chúng tôi đang xem xét và xử lý cán bộ…".
 
Trọng Đức

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét