Thứ Sáu, 25 tháng 11, 2011

Kỳ II, Chuyện ít biết về tộc người Thái... xứ Nghệ!

Kỳ II:
Lễ hội của… thầy Mo!

Thầy mo Kha Văn Hường (trái) nói về lễ hội Xăng Khan
Xăng Khan-Lễ hội của các thầy Mo (Thầy cúng). Ở đó mọi vật hiện hữu trên đời này đều được lắp ghép thành giấy để treo lên như để cúng tế trời đất. Đối với các thầy Mo, đây là dịp để mình được “thăng quan tiến chức”, “tăng cấp, tăng hàm” hay nói đúng hơn là để khẳng định “đẳng cấp” trong nghề của mình…


Lễ hội của các… thầy Mo
Không chỉ ở bản Piềng Mựn (Tương Dương-Nghệ An) mà đối với người dân tộc ở các vùng miền thì thầy Mo chiếm vị trí rất quan trọng. Một “sự kiện” trong gia đình mà thiếu câu khấn của thầy Mo nghĩa là chưa được. Là “con ma nó chưa chịu” “khuất phục”. 

Tuy nhiên không phải ai cũng có thể làm được thầy Mo. Bởi vậy để “tôn vinh” họ, không biết từ bao giờ ở vùng đất Tương Dương đã có lễ hội Xăng Khan-Có nghĩa là lễ hội của các thầy Mo.

Năm nay đã 66 tuổi nhưng thầy mo Kha Văn Hường cũng chỉ mới tổ chức lễ hội này một lần. Thầy biết tiếng kinh không rõ nên phải thông qua một người phiên dịch câu chuyện về lễ hội này mới được sáng tỏ. 

“Thì như làm cái sinh nhật ấy mà. Ta mới làm có một lần thôi…”, thầy Hường trõ trẹ nói tiếng kinh. Lễ hội này không quy định số năm mà thầy nào thấy mình đã được dân chúng ghi nhận thì tự tổ chức. 

Sau đó mời các thầy mo khác trong vùng đến dự. Ví như mình là nhân vật tổ chức sinh nhật cho mình. Vậy nên lễ hội không quy định năm nhiều hay ít của các thầy. Mà người nào có điều kiện thì cứ thế tổ chức.
 Có những gia đình đã lặn lội đi bộ nhiều ngày trong rừng cũng chỉ để tìm thầy mo cúng. Xa quá bênh nhân không đi được thì đưa áo của người bệnh đến cho thầy cúng rồi đưa về… Vậy nên đối với người dân bản lễ hội Xăng Khan là một lễ hội lớn.
“Nghĩa là mình truyền đạt lại kinh nghiệm cho đệ tử mà.Tự thăng cấp cho mình thôi. Mình giỏi rồi thì phải làm cho người ta biết chớ…”, thầy Hường giọng khó nhọc giải thích về lễ hội này. Thường thì khi đã định tổ chức lễ hội Xăng Khan thì thầy mo phải tự lo mọi thứ: 

Như mời tất thảy các thầy trong vùng đến để uống rượu cần và cúng. Lễ hội này cũng diễn ra khá công phu. Trước khi tổ chức thì người dân đã đến nhà thầy mo cùng góp sức chẻ tre, tạo khung rồi dán giấy tạo thành mọi hình thể có mặt trên trái đất này như chim, thú, gà, lợn… rồi treo lên đầy sân. 
Mở bình rượu cần, gia chủ cũng mời thầy mo (Trái) đến cúng và thử rượu trước
“Để cúng trời đất ấy mà. Ta có cấy chi thì phải cúng chớ…”, thầy mo Hường lý giải.

Sáng tinh mơ vùng rừng núi rộn rã bước chân người. Thầy mo khắp trong xã quần áo chỉnh tề kéo về nhà thầy mo “tổ chức”. Đi sau là dân bản xúng xính, vội vã. 

Ai nấy cũng nói cười vui vẻ. Cả bản làng như oà trong không khí lễ hội. Lễ hội Xăng Khang diễn ra một ngày một đêm. Ché rượu cần nghiêng ngả. Người uống say lả lướt. “Phải say chớ. Lễ hội mà không say không được mô…”, một trong những điều tối kỵ của lễ hội này mà thầy Hường nói.

 Gần 20 năm về trước thầy Hường cũng đã tổ chức lễ hội Xăng Khan cho mình. Trong ánh mắt kể chuyện của mình, thầy còn đắm say, tự hào với những chén rượu mà các thầy “đồng nghiệp” chúc tụng. Thầy thấy mình thật hãnh diện, đám đệ tự tròn mắt nhìn mong có lúc được tổ chức như mình…

“Phải làm chớ. Trước khi chết cũng làm lễ cho mình mà. Nhưng cũng chưa có điều kiện…”, thầy mo Hường ao ước.

Đẳng cấp của… thầy Mo!
Thường thì thầy mo là phải có… nòi (Truyền thống). Không phải ai cũng làm được. Phải được dân bản phục thì “con ma” mới chịu nghe thầy cúng. Vậy nên theo thầy mo Hường thì không phải thầy nào cũng tổ chức được lễ hội Xăng Khan cho riêng mình. 

“Không quy định tuổi mô. Nhưng thầy mô phải thuộc tất cả các bài khai cúng (Bài cúng) mới làm được. Phải biết làm Bía cho người ốm, cúng lễ ma nhà, lễ cầu mùa… Mỗi lễ lại có một bài cúng riêng không giống nhau mô…”, thầy Hường cho hay.

Để chứng minh cho đẳng cấp của mình, thầy Hường giải thích về việc làm Bía cho người ốm. Theo cách giải thích của thầy thì nhà nào trong bản có người thân ốm lâu ngày không khỏi sẽ mời thầy về làm bía cho. 

Thầy sẽ cúng để xin con “ma” không còn làm yếu sức người thân họ nữa. Để động viên tinh thần cho người ốm mau chóng khoẻ. Bởi thể mà ở nhiều vùng bản khi có người thân bị ốm việc đầu tiên là mới thầy mo đến cúng chứ không đưa đến bệnh viện.

Thường thì làm bía thì phải mổ gà hoặc đầu lợn rồi bỏ lên bàn thờ tổ tiên. Sau đó thầy mo sẽ cúng. “Ta cúng nhiều lúc chủ không biết mô. Tiếng Thái mà”, nói đoạn rồi thầy mo Hường cúng thử. Giữa buổi trưa vắng, giọng cúng của thầy nghe là lạ mà bí hiểm. “ơ chán mín le làng khoăn. Xiêng hiểng hề ma. Xiêng hà hở tiếu…”, do không biết tiếng kinh nên qua giọng đọc của thầy người dịch nói lại.  

Cái gốc nhất của bài cúng bía theo thầy mo thì con người ta có ma nên gọi hồn về để cho khỏi ốm...
Trọng Đức

Bây giờ người dân bản Piềng Mựn khi ốm đau đã biết đến trạm xá để khám để lấy thuốc uống. Dù vậy thì đối với người dân bản thì việc có sự hiện diện của thầy mo trong những “sự kiện” lớn của gia đình là điều không thể. Ngay cả chuyện mở bò rượu cần thì cũng cần có sự có mặt của thầy mo. Người ốm lâu ngày không chữa trị được cũng phải mời thầy mo đến. 

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét