Thứ Tư, 2 tháng 11, 2011

Kỳ I. Sự thật nhân vật Trạng Quỳnh!

Cho đến nay vấn đề Trạng Quỳnh vẫn còn đòi hỏi thêm sự nghiên cứu và phân tích. Nhưng qua sử sách, gia phả, có một Nguyễn  Quỳnh (1677-1748) thực, cũng giỏi thơ văn và có tài hài hước ở xóm Hưng Tiến, xã Hoằng Lộc (Thanh Hoá). Thực hư về sự đồng nhất Hương Cống Quỳnh với Trạng Quỳnh dân gian chưa tỏ nhưng có mặt tại địa phương này mới thấy những câu chuyện cười về Trạng bao đời đã ăn sâu vào “máu thịt” của người dân nơi đây…
Đền thờ cụ Nguyễn Quỳnh
Kỳ 1
Trực hệ thứ 9 cống Quỳnh kể chuyện Trạng Quỳnh


Rớt xe xuống sát chân cầu Hoàng Long (TP Thanh Hoá) hỏi xe ôm về đến thờ cụ Nguyễn Quỳnh, ông tỏ vanh vách. Dọc đường đi “bác tài” cứ miên man về những câu chuyện cười nhưng hết sức dí dỏm đối với tài năng học vấn và ứng biến của Trạng Quỳnh. Vào làng “Quỳnh” mới vỡ lẽ, ở đây ai ai cũng thuộc và kể thấu tai ít nhất một chuyện dân gian về nhân vật Trạng Quỳnh…

Từ ông xe ôm…
Ông Lý-người xe ôm tỏ ra thông thạo khi nói: “Tưởng mô chứ đền thờ cụ Nguyễn quỳnh thì năm nào hay ngày lễ gia đình chẳng đến dâng hương cho cụ. Cụ thiêng lắm. Còn về những câu chuyện trạng của cụ hồi xưa tui nhớ nhiều lắm nhưng nay cũng nhòm nhòm rồi. Sách vở cũng viết nhiều truyện về cụ đấy chứ. Ở cái làng này mà cả cái vùng này hay cả nước ai chả biết đến nhân vật Trạng Quỳnh…”. 
Trực hệ thứ  9 cụ Nguyễn Quỳnh
Hỏi ông có biết chuyện Trạng Quỳnh nào không? Ông Lý chẳng nghĩ suy vừa chạy xe vừa kể: “Trong một lần thi hội Cống, cụ Quỳnh làm bài rất nhanh. Thay vì nộp bài thi cụ lại lấy bút vẽ một bầy voi phía dưới và đề mấy câu thơ. Mấy quan thấy thơ Quỳnh ngạo mạn nên túm lại xem. Cụ Quỳnh vẫm dưng dưng và đề tiếp 2 câu thơ rằng: “Voi mẹ, voi con, voi lúc nhúc; Chú sơ, chú phúc rúc mà coi. Thế là đám quan viên thấy sượng sùng nên rút lẹ…”. Kể xong chuyện “Thừa giấy vẽ Voi” ông xe ôm cưới khoái chí…
 Nhà lưu niệm Trạng Quỳnh (Nguyễn Quỳnh) hiện còn lưu giữ hàng trăm văn bản và hình ảnh tổng hợp những nết cơ bản về con người Trạng Quỳnh. Những căn cứ và tư liệu về tài năng của Trạng Quỳnh và mối quan hệ giữa con người thực với câu chuyện dân gian. Đặc biệt nhà lưu niệm trưng bày hai pho sách Truyện Trạng Quỳnh: Song ngữ Việt-Pháp do nhà văn Nguyễn Đức Hiền biên soạn.

Đến cổng đền Nguyễn Quỳnh, ông Lý bảo: Đây là đền thờ cụ đấy. 28 tháng giêng vừa qua kỷ niệm ngày mất của cụ, dân về đông lắm. Ngay cả các ông ở Hà Nội cũng về đấy. Thấy khách lạ bà Lê Thị Na gần 70 tuổi đang hái rau muống trước đền bắt chuyện: “Chú đến thắp hương cho cụ à. Ông Khánh (Ông Nguyễn Quang Khánh-trực hệ thứ 8 được giao trọng trách trông coi đền) không ở nhà mô. 

Có con gái của ông thì phải? Hỏi về nhân vật Trạng Quỳnh, cụ Na cho hay: “Lớn lên rồi về làm dâu xóm này tui cũng đã nghe về nhân vật Trạng Quỳnh rồi. Đó là cụ Nguyễn Quỳnh chứ ai. Ở đây dân bà tui ai cũng gọi cống Nguyễn Quỳnh là cụ thôi. Lễ tế cũng một ngày một đêm. Cả cái xã ni như hội đó. Chuyện cười về cụ thì ai chả biết ít nhiều một tích…”.

Hỏi ra mới mới biết cụ Na là vợ của ông Nguyễn Ngọc Trạch, 73 tuổi-là trực hệ thứ 8 cụ Nguyễn Quỳnh.  

…Đến trực hệ thứ 9
Vào trong, đền thờ uy nghiêm, khuôn viên sạch đẹp, thoáng mát, ngày nào cũng đông người đến tham quan, thắp hương tưởng niệm... Đó là hình ảnh của di tích văn hoá lịch sử cấp Quốc gia (Công nhận năm 19992), đền thờ cụ Nguyễn Quỳnh, còn gọi là Trạng Quỳnh. Ngôi đền này được chính con cháu trong dòng họ cụ trông nom thờ cúng. 

Chị Nguyễn Thị Ngà (SN 1981-con ông Nguyễn Quang Khánh-trực hệ thứ 8)-trực hệ thứ 9 cho hay: “Cụ  Nguyễn Quỳnh (1677-1748) xuất thân trong một gia đình nho giáo, có truyền thống hiếu học tại làng Bột Thượng, tức xã Hoằng Lộc bây giờ. Bố tui bảo: Năm 20 tuổi, cụ đã đỗ đầu kỳ thi Hương đời vua Lê Dụ Tông. Nhưng vốn không có chí làm quan, nhưng với tài năng thơ phú và ứng đối xuất chúng, lại sẵn lòng bênh vực người nghèo, ghét cay ghét đắng bọn tham quan, ô lại, ông được dân gian yêu mến phong là Trạng.

Theo chị Ngà thì đền thờ này nằm trên đất của tổ tiên lâu lắm rồi. Mộ cụ Nguyễn Quỳnh thì được chôn trên đỉnh núi Chiếu Vành (Huyện Hậu Lộc-Thanh Hoá). Còn tại sao lại chôn và cụ có phải mất ở đó hay không thì chị Ngà không biết. Trước nghi vấn chuyện cụ Nguyễn Quỳnh với nhân vật Trạng Quỳnh dân gian có phải là một hay không? 

Trực hệ thứ 9 cống Quỳnh cho rằng: “Cấy đó tui không rõ nhưng ở đây dân xã này ai ai cũng xem hai con người đá là một. Họ tôn kính cụ bởi cái tài và sự ứng biến. Ghét cái thói tham lam của quan viên, bênh vực người nghèo. Vậy nên đền nhà tui không ngày nào là không có khách tham quan. Ngày lễ, tết, đặc biệt là kỷ niệm ngày sinh của cụ thì dân tứ phương đến thắp hương đông lắm…”.

Thế dân ở đây hay kể nhất câu chuyện cười nào về cụ, tôi hỏi? Chị Ngà chân đi ủng, vẻ chân chất nhưng kể chuyện thật dí dỏm: “Có chứ. Nhiều lắm. Nhưng dân bầy tui vẫn hay kể chuyện “Dê đực chửa”.” Nói rồi chị Ngà say sưa kể: “Lúc còn nhỏ nhưng sự thông minh của cụ lan rộng khắp xứ. đến tai Vua, để thử tài Vua bèn ban lệnh: 
Bà Lê Thị Na
Cả phủ Thanh Hoá, mỗi làng phải đem nộp một con dê đực đang chửa. Sau hai tháng nếu làng nào không có sẽ bị trị tội. Cả làng hoang mang vì ai đời dê đực lại chửa chứ. Nhưng cụ bình thản thưa với bố rằng nói dân làng chuẩn bị cho 100 quan tiền và gạo đi đường thì sẽ tìm ra dê đực đẻ. Mặc dầu không tin nhưng dân làng vẫn chấp thuận.

…Và thế là cha con Quỳnh lên đường. Đến kinh đô, khi nhà Vua có việc phải đi qua cửa Đông thế là cụ Quỳnh chui xuống cống. Khi Vua đến gần, cụ khóc to lên. Thấy thế nhà Vua bảo lính đưa Quỳnh lên hỏi nguyên do. Vừa nói vừa khóc, Quỳnh thưa rằng: mẹ chết lâu rồi mà muốn có em bé nhưng bố không chịu đẻ. Vùa cười khà nói: 

Bố mày là đàn ông làm sao mà đẻ được. Thấy vậy cụ Quỳnh nói ngay: Thế tại sao Vua lại bắt dân làng cống Dê đực có  chửa. Thấy vậy Vua mới ngả ngửa tin đây là thần đồng mà mình đi tìm…”. Không những chuyện này mà chỉ trong tích tắc chị Ngà có thể kể được nhiều chuyện khác nữa như: Ngọc cười; Đơn xin chôn trâu; Trạng chữa bệnh; Làm thơ xin ăn; Trạng chết Chúa cũng băng hà…

Người Hưng Tiến xã Hoằng Lộc không những xem cống Nguyễn Quỳnh là nhân vật Trạng Quỳnh trong dân gian mà còn động viên nhau noi gương học giỏi. Bởi thế vùng đất này còn được xem là “đất học”…!
Trọng Đức

Nguyễn Quỳnh đỗ đầu khoa thi Hương thời Lê Trịnh nên còn được gọi là Cống Quỳnh nhưng đi thi Hội nhiều lần bị hỏng. Ông là người văn tài lỗi lạc, ứng đối hùng biện. Ông được dân gian tôn làm Trạng…

4 nhận xét:

  1. Là người văn tài lỗi lạc,ứng đối hùng biện ? Nhưng sao thi hội lại rớt nhiều lần?

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Vì mấy ông chấm bài ghét cụ vì cụ thông minh hay bắt bí mấy ổng

      Xóa
  2. Đó chỉ là k có chí làm quan thôi

    Trả lờiXóa
  3. Nể , khâm phục ,.... ko tả nổi cái sự thông minh ấy !!!
    Thích cái quậy phá của cụ ghê !!!

    Trả lờiXóa